Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý

Công nghệ camera giám sát đã trở nên phổ biến và là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Công nghệ trên thiết bị giúp chúng ta giám sát, đảm bảo an toàn cho những khu vực được lắp đặt. Bên cạnh đó, còn giúp kết nối cũng như đem đến sự tiện lợi trong việc quản lý công việc, giám sát con người. Nếu như camera giám sát bạn đang sử dụng bị nhiễu, gợn sóng hay hiển thị hình ảnh bị mờ. Dẫn đến gián đoạn khi ghi hình thì chúng ta nên làm gì?

Trong bài viết này PHỐ CÔNG NGHỆ sẽ phân tích để bạn đọc biết được tại sao camera bị gợn sóng, bị nhiễu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào.

tai-sao-camera-bi-gon-song-nhieu-va-cach-xu-ly

Nguyên nhân nào khiến hình ảnh trên camera giám sát bị nhiễu, gợn sóng?

1. Biểu hiện khi camera bị mờ, nhiễu

Thông thường bạn sẽ thấy những biểu hiện như sau:

  • Bị gợn sóng và lóa trắng
  • Hình ảnh trên camera không rõ nét
  • Tín hiệu ghi được lúc có lúc mất
  • Camera bị nhiễu hình

2. Nguyên nhân dẫn đến việc camera hoạt động không tốt

Nguồn điện vào không đủ: Thường thị nguồn điện cần và đủ để cấp cho camera là 12V. Tuy nhiên, nếu đường dây cáp bạn sử dụng quá dài sẽ khiến tình trạng suy hao tín hiệu cho hệ thống camera diễn ra. Do đó, người dùng phải cung cấp cho camera quan sát nguồn điện lên đến 24V. Bên cạnh việc sụt áp kèm theo đó là những hiện tượng tăng độ điện áp của bộ nguồn cũng làm ảnh hưởng đến tín hiệu của camera.

Tín hiệu video đầu vào và ra truyền ở khoảng cách xa, đường cáp có độ chống nhiễu thấp, chất lượng không ổn định. Mặt khác, còn có nhiều đoạn chắp nối, dây bị đứt khi sử dụng thời gian dài, dây truyền bị gấp khúc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho camera bị nhiễu.

Camera và hệ thống giám sát bị nhiễu do từ trường hay những điện trường cảm ứng từ hệ thống điện gần kề. Chẳng hạn như trạm biến áp, sóng mạnh từ xung quanh các khu vực truyền dẫn.

Quá trình kiểm tra, vệ sinh mặt kính của camera: camera giám sát được gắn lâu ngày trên tường, trong nhà hay ngoài trời dễ bị bám bẩn. Hay bị va đập khiến cho ống kính bị lỏng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Đôi khi là do ảnh hưởng đến từ môi trường xung quanh ví dụ âm thanh, tiếng ồn, độ rung… Những yếu tố khác liên quan đến điều kiện thời tiết, mưa gió, các điểm nối tiếp xúc… Hoặc đôi khi là do thi công không cẩn thận.

Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý

Biện pháp khắc phục khi camera bị gợn sóng, nhiễu:

  • Đi dây riêng lẻ cho toàn hệ thống camera giúp đảm bảo đường truyền ổn định, ghi hình tốt hơn.
  • Kiểm tra mắt và ống kính camera có hoạt động tốt không hiệu quả không. Đồng thời vệ sinh và kiểm tra các ống kính camera thường xuyên để chắc chắn rằng camera luôn trong tình trạng ổn định nhất. Hình ảnh camera được rõ nét nhất.
  • Tính toán cẩn thận độ tăng hay sụt áp trên đường dây để giúp nguồn cấp được ổn định. Hiện tượng nhiễu xuất phát từ việc nguồn điện không ổn định sẽ khiến tuổi thọ cũng như chất lượng camera bị giảm đáng kể.
  • Lắp đặt, thi công sao cho phù hợp giúp hạn chế tối đa việc camera và hệ thống giám sát bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
  • Kiểm tra vệ sinh của đầu jack camera, có thể thay mới nếu tình trạng không tốt, không khắc phục được.
  • Kiểm tra nguồn, đường dây hệ thống để có hướng giải quyết nếu dây bị đứt, bị gấp khúc. Nên thay dây mới nếu cần thiết để hệ thống hoạt động tốt nhất.

PHỐ CÔNG NGHỆ là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt camera giám sát chất lượng, uy tín hàng đầu hiện nay. Mọi thông tin tư vấn và báo giá vui lòng truy cập website tại: http:// hoặc Hotline: 0988.803.283 (Call, Zalo).

Tham khảo thêm