Tiêu chuẩn IK là một phân loại quốc tế xác định khả năng chống lại các tác động cơ học bên ngoài của vỏ bảo vệ cho các thiết bị điện, điện tử. Đây là chỉ số thường xuất hiện trong các sản phẩm Camera an ninh, Kiểm soát vào ra, thiết bị công nghệ khác. Hãy cùng Phố Công Nghệ tìm hiểu điều này.
Chỉ số IK được quy định lần đầu tiên trong Tiêu chuẩn Châu Âu BS EN 50102:1995. Nó được sửa đổi vào năm 1998. Và vào năm 2002, chỉ số cấp bảo vệ IK chính thức được thông qua như là một Tiêu chuẩn Quốc tế. Nó được đề cập tới trong Tiêu chuẩn Châu Âu EN 62262, tương đương với Tiêu chuẩn Quốc tế IEC 62262.
Tiêu chuẩn EN 62262 quy định cụ thể về:
– Phương pháp kiểm tra khả năng chống va đập
– Các điều kiện khi tiến hành kiểm tra
– Số lần va đập
– Vị trí cần kiểm tra va đập.
– Kích cỡ, kiểu dáng và vật liệu của các loại dụng cụ tạo ra mức năng lượng va đập theo yêu cầu.
Cấu trúc và ý nghĩa một chỉ số IK
Trước khi chỉ số IK được cập nhật. Để thể hiện mức độ bảo vệ trước tác động cơ học bên ngoài của vỏ bảo vệ thiết bị điện. Người ta ghi thêm một chữ số sau chỉ số cấp bảo vệ IP.
Chính việc sử dụng không bình thường hệ thống này dẫn đến sự phát triển của tiêu chuẩn này. Giờ đây để biểu thị chỉ số IK, ta cần sử dụng hai mã số riêng biệt. Để còn phân biệt nó với các hệ thống đã cũ khác.
Cấu trúc 1 chỉ số IK sẽ là IKxy.
Trong đó: xy là hai con số từ 00 đến 10 nhằm xác định khả năng chống va đập tác động của bên ngoài vào thiết bị.
Ứng dụng tiêu chuẩn IK trong thực tế
Trong các môi trường chiếu sáng thông thường, chỉ số IK không có nhiều ý nghĩa. Nhưng khi bạn cần sử dụng sản phẩm ở những vị trí không tốt như ngoài trời không có gì che chắn, nhiệt độ cao, nhiệt độ quá thấp, khả năng va đập cao, môi trường có độ rung lớn như các nhà máy công nghiệp nặng, trên các phương tiện giao thông, hoặc trên công trường trong khu vực khai thác hay bị va đập chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có tiêu chuẩn này.
Tham khảo thêm:
- Độ nhạy sáng là gì? Lux là gì?
- Tìm hiểu về các tiêu chuẩn ngoài trời khi lắp đặt các thiết bị điện tử